Có lẽ rằng, cụm từ ”tia UV” đã không còn quá xa lạ với bất kì ai trong chúng ta. Đây là một loại sóng điện từ có ở trong ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn thấy tia UV bằng mắt thường được. Nếu ở điều kiện bình thường, nó sẽ mang đến nhiều lợi ích cho con người. Chẳng hạn như tổng hợp vitamin D cho da, kích thích hoạt động của cơ thể, hay là diệt khuẩn. Tuy nhiên, bên cạnh đó tia UV cũng có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bởi những tác nhân không tốt. Vậy những tác hại của loại sóng điện từ này là gì thì hãy cùng QMK tìm câu trả lời nhé!
Mục lục
Tia UVA là gì?
Đây là loại tia sáng có bước sóng dài từ 400 – 315nm. Trong số tia cực tím chiếu xuống mặt đất, loại này chiếm khoảng 90%. Bất kể là khi trời trong xanh hay trời có nắng, chỉ cần ánh sáng ban ngày xuất hiện là tia UVA có mặt.
Tia UVB là gì?
UVB là tia sáng có bước sóng trong khoảng ngắn hơn UVA, từ 315 – 280nm. Mặc dù xuất hiện quanh năm nhưng tùy theo vị trí địa lí mà cường độ của nó sẽ thay đổi. Sự thay đổi của mùa cũng khiến cho cường độ UVB thay đổi. Ngay cả sự thay đổi thời gian trong ngày cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của loại tia sáng này. UVB hoạt động mạnh mẽ hơn ở những nơi có khí hậu nắng nhiều.
Sự khác nhau giữa tia UVB và UVA
Cả hai loại tia UVB và UVA đều có hại cho da nhưng mức độ khác nhau. Tia UVA sẽ chiếu sâu vào da, gây ra sự tàn phá ở mọi lớp của da. Mặc dù không gây đau đớn nhưng tia UVA là thủ phạm gây sạm da. Vì vậy, tia UVA được coi là kẻ giết người thầm lặng. Vì chúng ta không cảm nhận được tác hại của tia UVA đối với làn da.
Tia UVB khi tiếp xúc với da sẽ gây ra các biểu hiện rõ ràng như cháy nắng, đổi màu da mà cơ thể có thể cảm nhận được. So với tia UVB, tia UVA thâm nhập sâu hơn vào da. Phá hủy dần các chất quan trọng trong da làm mất đi sự săn chắc và đàn hồi. Tia UVA là một trong những nguyên nhân chính gây nếp nhăn. Và là nguyên nhân, hoặc là tác nhân chính gây ra mọi loại ung thư da. Tia UVA xuyên qua thủy tinh, trong khi tia UVB thì không.
Các chỉ số UV và những ảnh hưởng đối với sức khỏe
Chỉ số UV dưới 2: Chỉ số này cho thấy lượng bức xạ Mặt Trời ở mức thấp, ít gây tác hại đến con người. Tuy nhiên vẫn có thể gây ra bỏng da. Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng từ 60 phút trở lên mà không có đồ bảo vệ da. Chỉ số này thường vào những lúc sáng sớm hoặc những ngày mát mẻ nhiều mây.
Chỉ số UV từ 3 – 5: Lượng bức xạ UV ở mức trung bình, nguy cơ gây tổn hại da thấp. Tuy nhiên nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng từ 40 phút trở lên vẫn có thể bị bỏng da.
Chỉ số UV từ 6 – 7: Lượng bức xạ Mặt Trời ở mức khá cao. Có khả năng gây bỏng da sau 30 phút. Khung giờ từ 10h sáng đến 16h là khoảng thời gian cường độ UV mạnh nhất trong ngày. Bạn nên hạn chế ra khỏi nhà. Nếu phải đi ra ngoài, nên trang bị đồ chống nắng, kính râm và bôi kém chống nắng.
Chỉ số UV từ 8 – 10: Lượng tia UV rất cao, nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hơn 25 phút mà không có đồ bảo vệ, da sẽ bị bỏng. Mắt sẽ bị rối loạn thị giác (giảm thị lực, chảy nước mắt, sợ ánh sáng…) nếu phơi nắng liên tục từ 6 giờ trở lên mà không đeo kính râm.
Chỉ số UV >10: Lượng tia UV cực kỳ cao. Có khả năng bị bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hơn 10 phút mà không có đồ bảo vệ da. Tốt nhất bạn nên ở nhà, tránh ra đường khi chỉ số UV ngoài trời cao như vậy.
Cách tự bảo vệ trước tia UV
Để bảo vệ mình khỏi những tác động có hại của tia cực tím, bạn cần sử dụng kem chống nắng. Ngoài ra, bạn cần phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa khác như: Áo sơ mi dài tay, kính dâm, quần dài, mũ rộng vành. Hạn chế ra khỏi nhà vào thời điểm buổi trưa để phòng ngừa những tác hại của tia UV đối với sức khỏe.
Nguồn: quantrimang.com