Dọn dẹp ngày Tết

Người Việt thường có một phong cách sống là mỗi ngày thường dọn dẹp nhà cửa nhưng đến khi Tết đến thì dọn dẹp rất kỹ càng. Đặc biệt là thời gian đón cái Tết cổ truyền, tất tần tật các vật dụng đều được dọn dẹp. Ngôi nhà lại thêm một lần thay da đổi thịt. Đây là khoảng thời gian các bà nội trợ trong gia đình bận rộn nhất. Quá trình dọn dẹp cụ thể, tỉ mỹ là vậy nhưng chắc hẳn các bà nội trợ vẫn chưa dọn dẹp đến các chi tiết những vật dụng sau đây. Hoặc là quá trình dọn dẹp nhà ở cuối năm nhiều quá nên có thể để sót nhiều chi tiết. Sau đây bài viết này sẽ nhắc nhở các bà nội trợ những vật dụng cần lưu tâm sau đây.

Khác với dọn dẹp hàng ngày, dọn dẹp cuối năm là lúc bạn “sờ” tới những ngóc ngách mà bình thường không ai đụng đến. Luôn có những nơi không trong tầm mắt, tầm tay và những dụng cụ ít sử dụng. Và cũng có thể là do sự siêng năng của bản thân ở những ngày thường.

Để giúp các bạn và đặc biệt là các bà nội trợ. Dưới đây sẽ là danh sách các nơi “có thể lâu rồi bạn chưa dọn” và những điều cần lưu tâm.

Các loại chai lọ

Ví dụ: lọ gia vị, lọ đựng bàn chải, lo hoa, chai nước.

Đây là loại vật dụng rất bẩn vì bị đọng nước, rêu và cặn ở đáy nhưng lại khó chùi rửa bởi chúng thường có miệng hẹp và hình dáng thuôn dài. Để vệ sinh bạn có thể:

  • Trộn hỗn hợp sỏi và nước loãng pha với xà phòng rửa chén.
  • Đổ hỗn hợp vào khoảng ⅓ chai.
  • Lắc mạnh chai theo các chiều ngang, dọc.
  • Súc lại chai với nước loãng để rửa trôi xà phòng.

Các thiết bị điện tử rỗng bên trong

Ví dụ: nồi cơm điện, lò vi sóng, lồng máy giặt, tủ lạnh.

Tùy vào mục đích sử dụng của từng loại thiết bị, mà bạn chọn dung dịch lau rửa cho phù hợp. Ví dụ, đối với thiết bị điện tử trong bếp (nồi cơm điện, tủ lạnh, lò vi sóng) thì không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh. Sẽ tốt hơn nếu thay bằng những nguyên liệu “nhẹ nhàng” như chanh, giấm, baking soda.

  • Nồi cơm điện: mọi người thường quên việc làm sạch mâm nhiệt (phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi). Bạn có thể dùng giấm trắng thấm vào miếng bọt biển để làm tróc các loại cặn và vết cháy sém trên mâm. Sau đó dùng khăn giấy để lau lại.
Bên trong nồi cơm điện
Bên trong nồi cơm điện
  • Lò vi sóng: cho một bát nước chanh vào và quay tầm 3-5 phút để khử mùi cũng như làm tan mỡ bên trong trước khi lau chùi.
  • Tủ lạnh: pha muối và giấm ăn lau bên trong tủ lạnh để không ảnh hưởng tới thức ăn.
  • Lồng máy giặt: hiện nay trên thị trường có bán bột tẩy lồng giặt chuyên dụng. Cách sử dụng cũng giống như khi bạn giặt đồ thông thường (chỉ là không có đồ bên trong). Bạn đổ bột rồi xả nước đầy lồng giặt và chọn chế độ để lồng giặt quay. Sau đó ngâm từ 90-120 phút rồi xả nước để thải chất bẩn ra ngoài. Sau khi xả nước, để cửa máy giặt mở cho đến khi lồng khô.

Đừng quên rút phích cắm điện và đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng thiết bị.

Nguồn: vietcetera.com