Các vấn đề về tông giọng

Giao tiếp là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Ai cũng biết rõ điều đó, nhưng khi đứng trước đám đông thì không phải ai cũng biết cách để biết cách diễn đạt những điều bản thân muốn nói. Tuy nhiên, nếu là một người chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp thì bạn đừng lo. Kỹ năng này có thể rèn luyện và trau dồi thường xuyên thì sẽ thành công. Bởi lẽ không ai sinh ra đã trở thành người tài giỏi cả. Trước khi luyện tập mỗi người cần phải biết bản thân mình đang gặp phải vấn đề gì? Có phải là do tông giọng hay do kỹ năng diễn tả. Nếu vấn đề là do tông giọng thì sau đây sẽ là một số vấn đề liên quan đến tông giọng của mỗi người cần nắm rõ.

Tông giọng có một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của một cuộc nói chuyện. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách điều khiển nó. Bởi lẽ khi ta nói chuyện một cách bình thường thì đa số những ai chưa luyện tập đều có giọng nói làm người nghe cảm thấy khó chịu. Dẫn đến cuộc giao tiếp không thành công. Chính vì vậy, việc hiểu được các vấn đề thường gặp sẽ giúp bạn điều tiết được tông giọng của mình và đạt hiệu quả giao tiếp mong muốn.

Những vấn đề thường gặp về tông giọng

Để cải thiện, trước tiên cần phân tích xem giọng nói của mình đang gặp những rào cản nào. Bạn có thể thử ghi âm cách mình nói chuyện để tìm ra vấn đề. Hoặc nhờ người xung quanh góp ý. Một số vấn đề thường gặp về tông giọng đó là:

Giọng đều đều

Sử dụng tông giọng đều đều khó tạo ra điểm nhấn cho nội dung. Khiến người nghe dễ mất hứng thú giữa chừng và không thật sự để tâm đến những gì bạn nói sau đó.

Nó thường gợi cảm giác về một người không đáng tin tưởng, nhàm chán hoặc thậm chí là gian xảo. Vì thế dù vẫn nghe hết điều bạn muốn truyền tải, có thể họ sẽ không thấy đáng tin lắm.

Giọng lầm bầm 

Giọng lầm bầm xảy ra khi bạn không thể mở to khẩu hình để nói hoặc phát âm không rõ. Nếu người khác thường yêu cầu bạn nói to hơn hoặc lặp lại câu vừa nói, đó là dấu hiệu của lỗi sai này.

Điều này vô tình tạo ấn tượng rằng bạn không chắc chắn về lời nói của mình, đồng thời gây khó chịu cho người nghe.

Giọng quá to hoặc quá nhỏ

Điều tiết âm lượng giọng nói giúp truyền đạt thông tin rõ ràng và tạo cảm giác tự tin, dễ dàng thu hút sự chú ý của người nghe. Nhưng khi giọng nói của bạn quá nhỏ, những điều bạn nói sẽ không được truyền tải đầy đủ.

Trong nhiều trường hợp, điều này đánh mất sự kiên nhẫn của đối phương, khiến họ phớt lờ đi những thông tin đã bị lỡ.

Tông giọng mỗi người khác nhau
Tông giọng mỗi người khác nhau

Giọng quá nhanh hoặc quá chậm 

Tương tự vấn đề trên, việc điều tiết tốc độ nói cũng đóng một vai trò quan trọng. Khi nói với tốc độ quá nhanh (hơn 160 chữ/phút), giọng nói của bạn sẽ tạo cảm giác yếu ớt hoặc thiếu rõ ràng. Nó cũng thể hiện bạn đang lo lắng, quá khích. Nhưng với tốc độ quá chậm (ít hơn 120 chữ/phút), người nghe dễ dàng cảm thấy chán nản.

Giọng quá cao hoặc quá thấp

Khi sử dụng tông giọng quá cao, người nghe có thể cho rằng bạn đang lo lắng hoặc thiếu nghiêm túc, thậm chí khiến họ thấy khó chịu. Ngược lại, tông giọng thấp khiến người khác khó tiếp nhận nội dung bạn muốn truyền tải.

Nguồn: vietcetera.com