Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự sống của loài người. Khi con người ngày càng phát triển môi trường cũng dẫn bị tàn phá theo. Có những công ty, có những người vì đồng tiền mà sẵn sàng đánh đổi tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy bản thân mỗi chúng ta cần có những hành động thực tế mỗi ngày để chung tay bảo vệ môi trường. Bạn dễ dàng nhận thấy nhựa đang là một vật liệu thông dụng trong cuộc sống chúng ta hằng ngày. Tuy nhiên bản thân mỗi người có biết rằng nhựa sau khi sử dụng xong lại gây hại rất lớn đến môi trường xung quanh ta. Chính vì vậy hạn chế sử dụng nhựa là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường.
Biết là hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa sẽ bảo vệ môi trường. Nhưng khi cuộc sống hằng ngày đang quá phụ thuộc vào nó thì làm cách nào để vừa có cuộc sống tiện nghi vừa bảo vệ môi trường đây? Không cần nói đâu xa, chỉ những hộp cơm bình thường chúng ta hay đặt qua mạng đều được đóng gói từ nhựa. Vậy chúng ta phải làm sao?
Mục lục
Chọn những hộp cơm làm từ nhựa có thể tái sử dụng
Tại sao nên làm?
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm 96,7% số công ty tại Việt Nam. Phần lớn sẽ khó có thể cung cấp cho nhân viên một suất cơm trưa trong một hộp cơm bằng bã mía. Một phần ăn vừa no, không dở và “xanh” cũng ít nhất là 60.000VND. Một ly cà phê cốc và ống giấy cũng phải 35.000VND, trong khi ở cửa hàng tiện lợi chỉ khoảng 15.000VND.
Vậy đâu là giải pháp thay thế cho những hộp cơm làm bằng bã mía?
Làm như thế nào?
Để giải quyết vấn đề kinh tế, các công ty tìm kiếm các hộp cơm làm từ nhựa có thể tái chế. Nhìn vào ký hiệu hình tam giác với các mũi tên xung quanh (ký hiệu tái chế) trên hộp. Bạn sẽ thấy một con số và những chữ viết tắt. Hãy cùng điểm qua từng loại nhé:
Trong số này, loại nhựa số 5 PP là lựa chọn tối ưu cho sản xuất các loại hộp cơm có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Loại số 2 HDP là loại nhựa cứng, thường được dùng để sản xuất các loại bình, chai nhựa. “Đội sổ” trong bảng xếp hạng này là cặp đôi số3 PVC/3 V và 7 PC vì đây là những loại chứa nhiều chất phụ gia.
Thành lập một câu lạc bộ tái chế – Dùng sức mạnh cộng đồng để lật ngược tình thế
Tại sao nên làm?
Cái giá xa xỉ của những mặt hàng gắn mác “thân thiện với môi trường” làm chúng ta dễ nhận định rằng “sống xanh” chỉ hợp với “đại gia”. Nhưng là một cá nhân trong một tập thể, chúng ta hoàn toàn có thể “góp gió thành bão”.
Được truyền cảm hứng bởi làng Kamikatsu ở Nhật Bản, nơi một “ban tái chế” đứng ra vận động cả một làng thực hiện chiến dịch “không rác thải”, những “bộ não xanh” của một tập thể ngồi lại để lan tỏa đam mê và kiến thức bảo vệ môi trường.
Làm như thế nào?
Các nhân viên có thể tập trung lại thành một câu lạc bộ tái chế với những hoạt động hàng tuần như:
- Giới thiệu những bộ phim tài liệu về thiên nhiên cũng như vấn nạn rác thải. Một số series có thể điểm qua là: Our Planet, Rotten, Broken,…
- Phổ biến, làm một bản báo tường về những địa điểm có thể tái chế khi đi shopping cuối tuần. (backlink Giải rác 5)
- Tổ chức các buổi workshop về những phương pháp DIY từ chai, hộp cũ. Một văn phòng có những góc xanh luôn tốt cho sức khỏe tinh thần của nhân viên.
- Đóng những giấy in hỏng thành một tập giấy nháp.
- Ấn định một ngày trong tháng để tiễn những phế liệu thu được qua những cuộc vận động.
Nguồn: vietcetera.com