Hài hước

Hài hước vốn là một kĩ năng sống cần phải có của một người. Mặc dù nó là con dao 2 lưỡi. Thế nhưng nếu thiếu khiếu hài hước. Cuộc sống của bạn và những người xung quanh thật nhạt nhẽo. Khiếu hài có ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta có thể bắt găp những tình huống hài hước thường xuyên. Những tình huống hồn nhiên, chân thật từ hoạt động sống mỗi ngày.

Có những người đã có khiếu hài hước bẩm sinh từ nhỏ. Họ có thể làm người khác nở nụ cười một cách hồn nhiên và dễ dàng. Thế nhưng có những người thì khiếu hài hước thật khó. Tuy nhiên không phải vì thế mà ta có thể chối bỏ và khăng khăng cho rằng mình không có khiếu. Hài hước có thể được mài dũa. Nếu chúng ta thực hành nhiều, tự tin thì tự khắc ta có thể mang tiếng cười cho người khác.

Có nhiều cách để có thể học được khiếu hài hước và áp dụng cho chính bản thân mình. Có những người sử dụng đọc nhiều sách về giao tiếp. Có những người thường xuyên các chương trình giải trí. Hoặc những người thường xuyên nói chuyện với những người có khiếu hài hước. Những việc này sẽ cải thiện khả năng giao tiếp và hài hước của mình.

Mang tiếng cười cho người khác
Mang tiếng cười cho người khác

Cách giải quyết vấn đề rất hồn nhiên và hài hước của một đứa trẻ.

Gia đình nọ có ba người, gồm hai vợ chồng và đứa con 7 tuổi.

Họ từ quê chuyển vào thành phố nên đi tìm nhà thuê khắp nơi. Sau một ngày khó khăn, vất vả, họ tìm được một căn nhà cấp 4 cho thuê. Người bố gõ cửa, thận trọng hỏi chủ nhà: “Ông có thể cho gia đình tôi thuê căn nhà này?

Chủ nhà nhìn cả gia đình này, mắt dừng lại thật lâu ở đứa trẻ rồi nói: “Ôi, thật xin lỗi, chúng tôi không muốn cho gia đình có trẻ con thuê.”

Hai vợ chồng nghe vậy vô cùng bối rối không biết làm thế nào.

Bỗng nhiên, đứa con bảy tuổi tiến lên gõ cửa và nói với chủ nhà: “Ông ơi, ông cho cháu thuê căn nhà này nhé. Cháu không có con nhỏ, chỉ có hai bố mẹ già!”.

Chủ nhà bật cười lớn, vui vẻ cho gia đình nọ thuê nhà.

Giải quyết một số vấn đề một cách khéo léo và tế nhị trong giao tiếp

Ngày nọ, một sinh viên vừa tốt nghiệp tại một trường đại học danh tiếng đến tham gia tuyển dụng tại một công ty hàng đầu ở Châu Á. Sau phần trao đổi sơ bộ về công việc, Giám đốc hỏi cậu sinh viên: “Cậu có yêu cầu gì với công ty?”

“Tiền lương của tôi tối thiểu một tháng là 1.000 USD, một năm tôi được ra nước ngoài một tháng, công ty chịu trách nhiệm thuê nhà cho tôi nhé”, cậu sinh viên tự tin đáp.

Giám đốc liền nói: “Công ty sẽ trả cậu 2.000 USD/tháng, một năm cậu sẽ được ra nước ngoài 2 tháng, sau 1 năm công ty sẽ tặng cậu một ngôi nhà”.

“Có phải ông đang đùa với tôi phải không?”, cậu sinh viên vô cùng kinh ngạc.

“Thế không phải cậu cũng đùa với tôi à”.

Hài hước là kĩ năng sống cần có
Hài hước là kĩ năng sống cần có

Tuy nhiên, hài hước cũng là “con dao hai lưỡi”.

Người biết hài hước thường là người có thái độ sống tích cực, lạc quan, khoan dung, độ lượng. Khả năng hài hước cũng thể hiện trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ.

Tuy nhiên, nếu sử dụng hài hước không đúng lúc, đúng nơi, đúng người và đúng nội dung sẽ khiến hài hước trở thành những màn chọc cười phản cảm, có thể gây tổn thương cho người khác.

Mài dao “hài hước”, tại sao không?

Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của việc mang lại niềm vui tiếng cười cho người khác và chính bản thân người có khả năng hài hước.

Cười giúp người cười khỏe mạnh vì tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cười giúp xây dựng mối quan hệ giao tiếp vui vẻ, lành mạnh, lâu bền.

Hài hước cũng là một kỹ năng sống như bao kỹ năng khác. Vì thế “có công mài sắt” sẽ có ngày nên dao.

Tạo thói quen “giải quyết vấn đề bằng nụ cười!”

Giáo sư tâm lý học James V. McConnell, Đại học Michigan, nói: “Những ai biết mỉm cười đều có thiên hướng biết cách quản lý, bán hàng hiệu quả, tạo hạnh phúc và nuôi dạy con cái nên người”.

Buổi sáng khi bạn mở mắt ra có nghĩa là bạn sẽ có bao nhiêu vấn đề phải giải quyết: Cơm áo gạo tiền, tạo dựng sự nghiệp, xây dựng các mối quan hệ, làm sao để khỏe mạnh hơn, giải quyết những rắc rối trong công việc và cuộc sống.

Hãy ghi ra tất cả những vấn đề mà bạn cần phải giải quyết rồi chọn ra vấn đề quan trọng nhất, khó khăn nhất mà bạn cần phải giải quyết (ví dụ: làm sao để bán được nhiều hơn? Làm sao để tôi có thể vượt qua nỗi sợ bị từ chối khi trao đổi với khách hàng hoặc sếp).

Hãy mỉm cười với những khó khăn, nỗi buồn, nỗi sợ bằng những suy nghĩ như: Đó chính là những món quà tuyệt vời nhất là cuộc sống để trao tặng để giúp mình giải quyết vấn đề bằng nụ cười.

Nguồn: cafef.vn