Đồng tiền tác động đến gia đình

Tiền giúp con người có cuộc sống sung túc hơn, tiện nghi hơn. Nhưng để kiếm tiền mỗi chúng ta phải đổ mồ hôi công sức rất nhiều. Quá trình đó vô tình đồng tiền đã khiến con người chúng ta dần có khoảng cách xa hơn. Đã có rất nhiều gia đình đổ vỡ vì chưa làm chủ được đồng tiền. Có thể nói ma lực đồng tiền là rất lớn. Bản thân phải biết làm chủ nó, nếu để nó kiểm soát lại chúng ta thì hậu quả khá khôn lường. Nhưng có một thực tế đang tồn tại trong xã hội mỗi chúng ta là con người đang dần xa cách nhau cũng chỉ vì tiền. Từ đó xảy ra nhiều hệ lụy xấu trong mỗi gia đình. Sau đây là một vài biểu hiện chịu nhiều ảnh hưởng xấu từ ma lực đồng tiền.

Từ nhỏ con cái đã không nhận lỗi về mình

Hàng xóm nhà anh Nguyễn Thi Giang, mỗi lần cho trẻ ăn là một cực hình. Liên tục quát tháo, ầm ĩ rồi đổ thừa lẫn nhau cho các thành viên trong gia đình. Rồi lại giận cá chém thớt quát tháo cả ông bà.

Anh Giang kể, khi trẻ vấp ngã, những lời nói quen thuộc hàng ngày mà các bà, các mẹ trông bé tôi thường nghe thấy đầu tiên là đánh chừa cái đất, hay đổ tội cho ai đó làm bé vấp ngã.. Đứa bé đã dần lớn lên với suy nghĩ không biết đúng – sai và không chấp nhận cái sai.

“Những bất công trong gia đình khiến em đổ vỡ”

Em Trần Thu Hà (lớp 7, Trường THCS Hàn Thuyên, Nam Định) bày tỏ suy nghĩ của mình trong bữa cơm quây quần.

Em vùng vằng chạy khỏi bàn ăn, quăng quật những chiếc chậu ngoài bể nước. Em lỡ tay đập vỡ cái chậu nhựa, đúng lúc mẹ em chạy xuống. Em nhận một cái tát trời giáng của mẹ. “Cút đi cho khuất mắt tao. Đừng có hỗn. Để tao trông thấy một lần nữa thì liệu hồn. Con với cái. Chỉ giỏi phá hoại”.

Bố em thấy vậy lại “đổ thêm dầu vào lửa”: “Đập chết m* nó đi, nhìn em Bin mà xem, nó có cãi bao giờ đâu. Nó khôn hơn mày nhiều”.

“Lúc đó, em biết mình đã sai, em cảm thấy đau khi ngón chân của mình rớm máu khi đá vào những chậu nước. Nhưng cái tát của mẹ khiến em chỉ muốn làm người câm trong nhà. Từ đó, em không nói chuyện với bố mẹ về bất cứ điều gì, và bố mẹ cũng tuyệt nhiên không hỏi. Em thấy cô độc trong chính căn nhà của mình, thật may, em có chiếc máy tính làm bạn, em có thể viết status, chat để chia sẻ với những người hiểu em”.

Gia đình không hạnh phúc vì đâu
Gia đình không hạnh phúc vì đâu

“Bố và các cô, các bác cứ hét vào mặt bà, em thấy đau lòng lắm”

Em Nguyễn Thị Huyền (học sinh lớp 7, trường THCS Nam Vân, xã Nam Vân, ngoại thành Nam Định) kể. Gia đình em sống cùng bà nội. Bà nội em giờ đã già yếu và hay bị mẹ đánh đập.

Khó chịu vì nói mãi mà bà không nghe thấy, bố Huyền hét to như quát: “Bà đeo máy (trợ thính) vào! Nghe rõ chưa?” hay “Cái phích nước bà để ở đâu?”…. Rồi những lần sau, bố và các bác đều dùng tiếng quát, tiếng hét để gọi bà. Mỗi lần nghe thấy tiếng của các con, bà lại rúm ró, cố gắng lắng nghe, rồi lại lủi thủi đi vào nhà. “Em đau lòng lắm, bà mỗi ngày một già yếu, bố và các bác không nên đối xử với bà như thế”.

Nhiều lần, bà sang nhà Huyền khóc: “Không nấu cơm cho con thì vợ chồng nó đuổi ra ngoài lâu rồi. Cơm không ngon thì nó vùng vằng, bỏ bữa, rồi lại viện đủ cớ tiền ăn tôi chưa nộp đủ để đuổi tôi ra khỏi nhà. Nhưng không ở đây thì còn biết về đâu?”

Có lần, Huyền chứng kiến cảnh bà Thìn bị chú út đánh đến bị thương, phải nhập viện, nguyên nhân chỉ vì bà can hai con trai của mình: “Thằng út và thằng cả không ưa nhau, lời qua tiếng lại, tôi can thì nó đánh cả tôi. Tôi không đành lòng để các con vác giáo đâm nhau”, bà Thìn thở dài.

“Đánh lại nó cho mẹ”

Hà Anh, học sinh lớp 7, một trường THCS ở Hà Nội kể chuyện, một lần đi ăn phở thấy bàn bên cạnh có 2 người mẹ đem theo 2 đứa con đang học mẫu giáo. Họ vừa ăn vừa văng tục. Đến khi đứa bé bên cạnh kể chuyện bị bạn đánh, một bà mẹ nói:” Từ sau nó đánh con thì con tát lại nó cho mẹ”. Nhiều lần khác, Hà Anh nghe bố mẹ nói chuyện với anh trai:” Mày phải chịu khó “quan hệ” vào mới được lên chức phó phòng. Chả chịu rượu bia, tennis thế này thì ai người ta chú ý đến”. Anh của Hà Anh vừa học thạc sĩ ở nước ngoài về, từng học giỏi có tiếng trong trường.

Cuộc sống gia đình nhiều khi có những góc khuất như vậy. Vậy tại sao chúng ta lại không thể kiểm soát hành vi của mình. Phải chăng hằng ngày ta cứ lao vào kiếm tiền để rồi bị nó chi phối. Mỗi người cần suy nghĩ về những giá trị cuộc sống của mình.

Nguồn: vietnamnet.vn